QUÉT 3D VÀ ỨNG DỤNG VÀO KHẢO CỔ HỌC
I. Khảo cổ học là gì ?
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục chế, tìm hiểu tài liệu và phân tích những dữ liệu về văn hoá và môi trường, trong đó gồm: kiến trúc, vật tạo tác, di tích tự nhiên, hài cốt cũng như phong cảnh. Mục đích của khảo cổ học là đưa ra lời giải đáp đầy đủ về nguồn gốc và sự phát triển của loài người, của văn hoá loài người và tiến trình tiến hoá, bề dày lịch sử của nó. Đây là môn khoa học duy nhất đã phát triển phương pháp và lý thuyết cụ thể đối với việc thu thập và giải mã những thông tin về thời tiền sử, do đó cũng rất có ích đối với hiểu biết của chúng ta về những xã hội có chữ viết.

Những phân ngành của khảo cổ học gồm có: khảo cổ học văn hoá (nghiên cứu chiều sâu vật chất, tượng trưng và hành vi của những nền văn hoá), khảo cổ học ngôn ngữ (để nghiên cứu nguồn gốc những nhóm ngôn ngữ khác nhau), nhân chủng học tự nhiên (nghiên cứu nguồn gốc loài người). Một số ngành độc lập khác cũng giúp ích đáng kể cho khảo cổ học, như cổ sinh vật học – mà nhất là cổ động vật học, cổ dân tộc thực vật học, cổ thực vật học.
Dự án được tiếp tục (hay bắt đầu) bằng cuộc thăm dò thực địa. Thăm dò khu vực là xác định vị trí di chỉ trên một vùng, trong khi thăm dò di chỉ là xác định những di vật có trong một di chỉ, ví dụ: nhà cửa hay hầm mộ. Hai kiểu thăm dò này sử dụng rộng rãi những phương pháp giống nhau.

Thời gian đầu, các nhà khảo cổ vẫn chưa ứng dụng rộng rãi thăm dò thực địa. Họ xác định di chỉ nhờ dân địa phương và chỉ khai quật khi có thể nhìn thấy tận mắt. Người đi tiên phong, đã tiến hành thăm dò toàn bộ khu vực thay vì khảo sát từng di chỉ trong cuộc khảo sát thhung lũng năm 1949. Từ đó, thăm dò thực địa ngày càng tiến bộ cùng với sự ra đời của lý thuyết khảo cổ mới vài năm sau đó.
Khảo Sát Di tích lịch sử – Khảo cổ vui lòng liên hệ 0975.622.789
Thăm dò có nhiều lợi ích khi nó được tiến hành như một cuộc tập dượt trước khai quật. Thời gian ngắn, chi phí thấp do không phải đào một khối lượng khổng lồ đất đá để tìm hiện vật (tuy nhiên các nhà khảo cổ dùng phương pháp lấy mẫu để tìm kiếm trong một khu vực rộng lớn, khi thăm dò trở nên đắt đỏ). Ngoài ra, thăm dò còn ngăn ngừa sự tàn phá của con người đối với di chỉ và là cách duy nhất để thu thập một vài dạng thông tin như điểm dân cư. Thông tin thăm dò thường được ghi lại dưới dạng bản đồ, nhờ đó nhà khảo cổ có thể dễ dàng xác định các vị trí cần thiết.
Phương pháp thăm dò đơn giản nhất là thăm dò bề mặt , được thực hiện bằng cách lùng tìm những di chỉ, hiện vật có thể quan sát bằng mắt thường trên mặt đất. Nhà khảo cổ thường đi bộ hay sử dụng một số phương tiện giao thông và dùng những công cụ khai quật đơn giản như khoan, xẻng, khai quật và dụng cụ lấy lõi. Nếu không phát hiện được vật gì, vùng thăm dò bị coi là trống rỗng.

II. Ứng dụng của UAV vào Ngành Khảo cổ học .
Hiện nay Fly cam đang được ứng dụng rộng dãi để phục vụ cho các công việc số hoá khảo cổ học .Thời gian trước kia khi mà công nghệ chưa phát triển , khó khăn cho con người lớn nhất khi tiếp cận những vùng đất mới đó là khó khăn với thảm thực vật hoặc là địa hình. Tuy nhiên khi có công nghệ UAV (máy bay không người lái – Flycam) thì người ta đã giải quyết triệt để những bài toán trên.
Đối với nghiên cứu này, người ta sử dụng một chiếc máy bay không người lái (UAV) hoặc máy bay không người lái để mang theo một máy ảnh hình ảnh nhiệt, có thể phát hiện các đặc điểm khảo cổ được chôn vùi một nửa mét dưới mặt đất.
Tại những vùng có địa hình phức tạp hay những nơi có thời tiết khắc nghiệt mà con người không tới được hoặc sẽ gặp nguy hiểm khi tới đó. Thì công nghệ UAV là giải pháp tối ưu nhất giúp đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại kết quả như mong đợi.

Khảo Sát Di tích lịch sử – Khảo cổ vui lòng liên hệ 0975.622.789
III. Ưu điểm của máy bay không người lái
UAV có một số lợi thế so với hình ảnh chụp khảo cổ học truyền thống, đặc biệt là khả năng bao phủ các khu vực rộng lớn ở độ cao cố định và tốc độ dưới nhiều điều kiện về gió và thời tiết.
Đối với bản đồ nhiệt điện trên không, những tính năng này là cần thiết vì có một khoảng thời gian ngắn để thu thập hình ảnh. Để tối đa hóa tầm nhìn khảo cổ học, cần phải thu thập hình ảnh nhiệt độ vào một thời điểm trong ngày khi sự tương phản về quán tính nhiệt cao nhất giữa mục tiêu khảo cổ và nền đất và lớp phủ mặt đất.
Ngoài ra, toàn bộ khu vực của cuộc khảo sát phải được bao gồm càng ngắn càng tốt để giảm các biến đổi về các giá trị nhiệt do môi trường thay đổi.

Khảo Sát Di tích lịch sử – Khảo cổ vui lòng liên hệ 0975.622.789