Xây dựng và ứng dụng của quy trình BIM

Xây dựng và ứng dụng của quy trình BIM

I. Quy trình BIM là gì?

BIM (Building Information Modeling) là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. Những mô hình BIM này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.

hh

LIÊN HỆ SCAN QUÉT 3D CÔNG TRÌNH ngay 0975.622.789

Sự hình thành của BIM ?

Lý do BIM được đưa ra ở thời điểm hiện tại rất đơn giản – đó là do sự tiến hóa của công nghệ. Từ thời kỳ các bản vẽ của kiến trúc sư trên giấy, đến thời kỷ nguyên của CAD (Computer Aided Design) với bảng vẽ điện tử chính xác và dễ hiệu chỉnh hơn. Và sau đó, nhờ vào sự tăng trưởng sức mạnh của phần cứng và đồ họa máy tính, tạo điều kiện cho sự phát triển của mô hình CAD-3D. Phần mềm đã có thể mô phỏng lại từng chi tiết nhỏ nhất của công trình bằng hình họa 3D với độ chính xác cao, kết hợp với quy trình BIM để đưa ra những mô hình thông tin đầy đủ để hỗ trợ tối đa cho tất cả các công đoạn phát triển một dự án xây dựng

Với BIM, một khi các thông tin được thiết lập chính xác, việc xây dựng sẽ trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, chi phí thấp hơn. Đó chính là lý do tại sao BIM đang trở thành một xu hướng mới và gần như là tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo lộ trình của chính phủ thì năm 2021 BIM sẽ trở thành một tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng, đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trong ngành xây dựng.

II. Ứng dụng Quy trình BIM vào Xây dựng như thế nào ?

LIÊN HỆ SCAN QUÉT 3D CÔNG TRÌNH ngay 0975.622.789

Mỗi bộ phận hoặc các tổ chức liên quan đến một công trình đều có thể áp dụng công nghệ BIM, có thể kể đến như :

+ Chủ đầu tư.

+ Đơn vị giám sát.

+ Bộ phận thiết kế bao gồm kiến trúc sư và kỹ sư.

+ Nhà thầu thi công.

+ Đơn vị chuyên môn.

+ Đơn vị quản lý.

Việc ứng dụng công nghệ BIM trong xây dựng không bị giới hạn do ý nghĩa của việc áp dụng này rất lớn.

Hầu như, công nghệ BIM đều có thể áp dụng cho các giai đoạn của công trình cũng như áp dụng cho cả các bộ phận có liên quan.

+ Các giai đoạn áp dụng quy trình BIM trong xây dựng:

+ Thiết kế kiến trúc: ý tưởng, phân tích nghiên cứu công trình.

+ Thiết kế kết cấu: xây dựng phương án thiết kế, phân tích sơ đồ kết cấu.

+ Thiết kế cơ điện và nước: xây dựng phương án thiết kế, tối ưu thiết kế, giảm va chạm xung đột.

+ Nhập dữ liệu đầu vào và thống kê chi tiết hạng mục, cấu kiện, vật liệu, trang thiết bị.

+ Mô phỏng trình tự thi công lắp dựng với giải pháp tối ưu.

+ Phục vụ chế tạo cấu kiện và chi tiết.

+ Quản lý tổng mặt bằng, tiến trình thi công, đánh giá tính khả thi công trường, an toàn lao động.

+ Giải quyết kịp thời vướng mắc xung đột trong quá trình thi công.

+ Quản lý tòa nhà theo vòng đời công trình.

LIÊN HỆ SCAN QUÉT 3D CÔNG TRÌNH ngay 0975.622.789

III. Ưu điểm khi dùng BIM

✔️ Quản lý dữ liệu tập trung: bạn sẽ không phải cập nhật thủ công hàng loạt bản vẽ CAD 2D mỗi khi dự án có chỉnh sửa nữa. Với BIM, mọi thứ sẽ diễn ra một cách tự động và chính xác, bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng của các mô hình thiết kế 3D. 

✔️ Thiết kế mô hình trực quan: cả dự án sẽ được đưa vào một mô hình số hóa theo một cách chi tiết và chính xác nhất. Bạn có thể xem được từng thành phần của dự án, từng chi tiết nhỏ nhất tùy theo mức độ của mô hình. Chủ đầu tư sẽ dễ dàng có được một cái nhìn trực quan nhất về dự án, đội ngũ thiết kế kết cấu, MEP… dễ dàng phát hiện các xung đột, thiết kế tối ưu các chi tiết trong không gian của tòa nhà.

✔️ Tiết kiệm chi phí – thời gian: BIM giúp nhà thầu, chủ đầu tư có một cái nhìn chính xác hơn khi ước lượng các khoảng đầu tư và chi phí, mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và rất chính xác. Giảm thiểu các khoảng phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mác trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.

✔️ Tăng khả năng cộng tác: BIM giúp sự liên kết giữa các phòng ban trở nên chặt chẽ hơn, từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, MEP, dự toán… tất cả đều làm việc trên một mô hình thống nhất, mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên tạo thành một luồng thông tin xuyên suốt.

✔️ Hạn chế rủi ro: mô hình 3D trong BIM mang đầy đủ các yếu tố của một công trình thực tế giúp dễ dàng phát hiện những xung đột giữa các thành phần trong công trình, hạn chế các phát sinh khi thi công, giảm thiểu sai sót.

LIÊN HỆ SCAN QUÉT 3D CÔNG TRÌNH ngay 0975.622.789

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *